Print

Coffee should be black as Hell, strong as Death, and sweet as Love - Tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ Cà phê phải đen như Địa Ngục, phải đắng như Tử Thần và ngọt ngào như Tình Ái.

Coffee should be black as Hell, strong as Death, and sweet as Love - Tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ Cà phê phải đen như Địa Ngục, phải đắng như Tử Thần và ngọt ngào như Tình Ái.

Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau:

•    Ở các nước Đức, Thụy Sĩ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908.
•    Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê.
•    Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ". Theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên. (xem thêm Mokka)
•    Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam. Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press), sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc.
•    Cà phê tan: loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay.
Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng.

Một số loại cà phê phổ biến trên thế giới:

1. Cà phê espresso được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao (khoảng 9 đến 10 bar) qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Pha chế bằng phương pháp này cà phê sẽ rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu (crema) đóng phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho cà phê. Cà phê espresso thường được uống bằng tách dầy có hâm nóng trước, dung tích vào khoảng 40 ml và có hoặc không pha đường tùy theo khẩu vị. Cà phê espresso thường được phục vụ kèm theo một ly nước.

Cà phê espresso là loại cà phê thường được uống ở Ý và Tây Ban Nha, là những nơi mà người ta gọi nó đơn giản là cà phê. Cà phê espresso có nguồn gốc ở Ý, nơi xuất hiện cách pha cà phê này vào khoảng năm 1930. Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý espressivo, từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách, bắt nguồn từ lúc đầu tiên khi chỉ có cà phê espresso trong các quán bar.

Nguyên liệu

Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê dùng cho các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất, axít tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều. Cà phê espresso pha từ hạt cà phê thường vì thế sẽ có vị chua khó chịu. Vì hàm lượng axít giảm đi khi rang hạt cà phê nên người ta chống lại hiện tượng này bằng cách rang lâu hơn. Một yếu điểm khi rang lâu là sẽ làm giảm đi hương thơm của cà phê. Nghệ thuật rang cà phê vì thế chính là ở chỗ tìm được sự cân bằng giữa hàm lượng axít và hương thơm cho mỗi loại hạt cà phê hay từng loại pha trộn các hạt cà phê. Khi rang cà phê sẫm màu như vậy hạt cà phê mất đi hàm lượng caffeine nhưng do có vị đậm đà nên cà phê espresso thường lại được cho là một loại cà phê đậm.
Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có crema nhiều và đặc hơn người ta pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta (Coffea canephora), loại này không có được hương thơm và vị đậm đà như Arabica. Những người trong giới sành điệu vẫn cãi nhau sôi nổi là 100% Arabica hay phương thức pha trộn 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo.

Kỹ thuật

Ấm pha cà phê do Bialetti thiết kếCó thể dùng ấm pha cà phê espresso để pha loại cà phê này. Thuộc vào trong số các ấm pha cà phê espresso cổ điển là kiểu "Moka Express" do Alfonso Bialetti thiết kế năm 1933, loại vẫn còn được dùng trong nhiều gia đình trên toàn thế giới ở hình dáng nguyên thủy của nó. Vì ở loại ấm này còn xa mới đạt đến áp suất 8 bar (nhiều nhất chỉ có thể là 1,5 bar) nên chính xác mà nói thì đây không phải là cà phê espresso.
Để pha cà phê espresso ngon và có nhiều crema phải cần dùng đến một máy pha cà phê espresso. Trong máy này nước nóng 88 °C đến 94 °C được ép với áp suất ban đầu vào khoảng 9 bar qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Thời gian chảy qua phải là 25 giây. Nếu lượng nước phù hợp chảy qua nhanh hơn các hương vị không được hòa tan hết, nước chảy qua lớp bột cà phê quá chậm sẽ có quá nhiều chất đắng hòa tan theo.

Định lượng

Máy pha cà phê espressoViện quốc gia về cà phê espresso của Ý đưa ra các tiêu chuẩn sau đây:
•    Lượng cà phê cần dùng: 7 g ± 0,5 g
•    Nhiệt độ nước lúc chảy ra khỏi máy: 88°C ± 2°C
•    Nhiệt độ cà phê trong tách: 67°C ± 3°C
•    Thời gian chảy qua: 25 giây ± 2,5 giây
•    Độ nhớt ở 45°C: 1,5 mPa s
•    Lượng mỡ tổng cộng: > 2 mg/ml
•    Hàm lượng caffeine: 40mg/tách
•    Dung tích trong tách (bao gồm crema): 25 ml ± 2,5 ml.

2. Cà phê cappuccino là một cách uống cà phê của Ý. Một cà phê cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: cà phê espresso pha với một lượng nước gấp đôi (espresso lungo), sữa nóng và sữa sủi bọt. Để hoàn thiện khẩu vị, người ta thường rải lên trên tách cà phê cappuccino một ít bột ca cao và/hay bột quế. Trong các quán cà phê ở Ý, người đứng bán ở bar (barista) thường dùng khuông hay dùng thìa và bằng cách khuấy điệu nghệ trong lúc rắc bột để tạo thành các hình nghệ thuật (hình trái tim, đám mây, bướm,...).
Tên của thức uống này được phỏng đoán là phát xuất từ tên gọi các nhà tu dòng Capuchin (tiếng La tinh: Ordo Fratrum minorum Cappucinorum), màu áo thụng của các nhà tu này tương tự như tông màu nâu của một tách cà phê cappuccino hoàn hảo. Mũ của chiếc áo tu này được gọi trong tiếng Ý là cappuccio.

Cappuccino con pannaTheo lệ thường cà phê cappuccino được phục vụ trong tách làm bằng đá hay sứ, có thành dầy và được hâm nóng trước. Ở quê hương của cà phê cappuccino, nước Ý, người ta gần như chỉ uống loại cà phê này vào lúc ăn sáng. Trong những năm gần đây cà phê cappuccino đã trở thành một trong những thức uống cà phê phổ thông nhất trên toàn thế giới.
Biến thể của cà phê cappuccino tại Đức, dùng kem sữa đã đánh đặc thay vì sữa sủi bọt, được gọi ở Ý là cappuccino con panna.
Ở Áo (đặc biệt là vùng phía đông), thường khi gọi cà phê cappuccino sẽ được phục vụ một "cà phê kéo dài" (xem quán cà phê ở Wien) với kem sữa và một ít bột ca cao. Việc pha cà phê cappuccino với sữa sủi bọt thường không được biết đến. Nếu không muốn từ bỏ một tách cà phê cappuccino quen thuộc của mình, người ta phải gọi một "espresso ngắn trong một tách lớn với nhiều sữa sủi bọt" hay gọi một cà phê melange của Wien, loại gần giống như cà phê cappuccino.

3. Irish coffee (theo tiếng Anh nghĩa là "cà phê theo kiểu của Ireland") là loại đồ uống nóng có pha rượu whisky đặc trưng của Ireland.

Cách pha chế
4 cl whisky và 1 thìa đường cho vào ly chuyên dùng để pha Irish coffee. Sau đó người ta hơ ly rượu trên ngọn lửa đèn cồn, xoay đều ly cho đến khi đường trong rượu tan hết và bắt đầu thấy hơi nước bốc lên thì rót cà phê vào, phun thêm một lớp kem sữa mỏng, không ngọt lên trên. Khi dùng cà phê không nên khuấy.

4. Latte macchiato

Latte machiatoLatte macchiato là một loại đồ uống nóng rất được ưa chuộng. Thành phần của nó gồm có cà phê espresso và sữa. Về cơ bản thì latte macchiatio giống như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn. Ở Ý ban đầu loại cà phê này được làm riêng cho trẻ em để chúng cũng được uống "cà phê" như người lớn, vì thế mà lượng caffein trong latte macchiato rất ít. Dần dần người lớn cũng mê loại đồ uống này.
Thường thì người ta uống latte macchiato bằng một loại cốc thủy tinh cao, có thành dày. Một cốc latte macchiato đúng nghĩa phải bao gồm 3 tấng phân biệt rõ ràng (xem hình), được rót vào theo thứ tự lần lượt và không trộn lẫn với nhau. Sữa được rót vào cốc đầu tiên, tạo nên tầng thấp nhất có màu trắng. Sau đó là bọt sữa - tầng cao nhất. Cuối cùng người ta rót espresso qua lớp bọt sữa. Bởi lớp sữa chứa nhiều chất béo nên có độ đậm đặc cao hơn cà phê espresso, cho nên lớp cà phê nổi lên trên lớp sữa, tạo thành tầng ở giữa. Bọt sữa của loại sữa giàu béo tồn tại lâu hơn bọt của loại sữa nghèo béo. Thường thì người ta rắc lên trên lớp bọt sữa bột cacao, socola hoặc gia vị (ví dụ như quế) để trang trí.
Latte machiato được phục vụ kèm ống hút và bánh quy
Theo vi.wikipedia.org

“ Những bài báo chúng tôi sưu tầm có tính cách tham khảo.”