Cà phê Thu Hà là một hãng cà phê nổi tiếng ở cao nguyên Việt Nam, lâu nay đã được khách hàng trong nước cũng như nước ngoài biết đến. Tuy nhiên có một điều mà nhiều người không ngờ đến là ông Ngô Tấn Giác, chủ danh nghiệp cà phê Thu Hà

Năm thứ 7 – số 2 – 15 tháng 2 năm 1997

Cà phê Thu Hà là một hãng cà phê nổi tiếng ở cao nguyên Việt Nam, lâu nay đã được khách hàng trong nước cũng như nước ngoài biết đến. Tuy nhiên có một điều mà nhiều người không ngờ đến là ông Ngô Tấn Giác, chủ danh nghiệp cà phê Thu Hà, không những là người sành cà phê mà còn là chủ của một của một nông trại lớn và là một nông dân sản xuất giỏi của Việt Nam. Điều đáng chú ý ở người chủ doanh nghiệp này là trong khi các doanh nghiệp khác ở Gia Lai chỉ chú ý đến việc mua bán và chế biến cà phê, thì ông Ngô Tấn giác ngoài việc điều hành, duy trì nhịp độ sản xuất và chế biến cà phê với chất lượng bảo đảm để giứ uy tín với khách hàng, còn quy hoạch một khu đất 15 mẫu để trồng 1 mẫu sầu riêng, 1 mẫu tiêu, và 12.5 mẫu cà phê. Nhờ áp dụng hiệu quả các tiến bộ Khoa Học và Kỹ Thuật và biết đầu tư đúng mức, vườn cà phê của gia đình ông phát triển rất tốt – 5 mẫu cà phê đầu tiên đã cho sản lượng thu hoạch trên 2 tấn/mẫu. 



Ông già Noel (Thu Hà) tặng quà cho các cháu

Đến năm 1997, sản lượng còn tăng cao hơn vì cây cà phê lúc đó đều đến kỳ thu hoạch. Ông Ngô Tấn Giác tiết lộ rằng sự nghiên cứu tỉ mĩ kỹ thuật trồng cà phê không những đã mang lại lợi nhuận về mặt kinh tế, mà còn giúp ông hiểu rõ hơn tác dụng của phân bón, điều kiện thổ nhưỡng và ảnh hưởng của khí hậu lên chất lượng của cà phê. Do đó, ông đã cải tiến được phương pháp trồng trọt và trợ giúp những đồng nghiệp vẫn thường cung cấp nguyên liệu trên cơ sở sản xuất của ông. Nhờ vậy, cà phê bột do gia đình chế biến luôn đạt được chất lượng bảo đảm và được khách hàng tín nhiệm.


 
Ông già Noel (Thu Hà) tặng quà cho các cháu

Ông Ngô Tấn Giác còn tiết lộ thêm, ngoài việc trồng cà phê, ông phát hiện cây tiêu cũng rất thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai ở Tây Nguyên, một loại cây dễ trồng và chỉ đòi hỏi vốn đầu tư cao ở giai đoạn đầu, nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao. Theo thời giá, một cây tiêu đến kỳ khai thác mang lại một chỉ vàng. 1000 cây phân bố trên 1 mẫu đất sẽ cho lợi nhuận lên đến hàng trăm cây vàng. Chắc hẳn đây là một lợi nhuận đáng kể ? Phải chi có thêm nhiều nông dân khác ở vùng Tây Nguyên này cũng nhận thức được sức mạnh và tiềm năng của mảnh đất họ đang sinh sống như ông Giác vậy.