TP. Hồ Chí Minh, 6 – 1997 (Trích Tạp Chí Thế Giới Trẻ số 29-1997) Lần này trở lại Pleiku, cảm nhận của tôi về một “xứ sở mù sương” đã dần dần khác hẳn. Cái thị xã vốn trầm tĩnh ngày xưa, nay được thổi vào một luồng sinh khí mới. Tấp nập hơn. Đông vui hơn. Thương trường phát triển mạnh mẽ.
TP. Hồ Chí Minh, 6 – 1997
(Trích Tạp Chí Thế Giới Trẻ số 29-1997)
Lần này trở lại Pleiku, cảm nhận của tôi về một “xứ sở mù sương” đã dần dần khác hẳn. Cái thị xã vốn trầm tĩnh ngày xưa, nay được thổi vào một luồng sinh khí mới. Tấp nập hơn. Đông vui hơn. Thương trường phát triển mạnh mẽ. Khách trong nước, ngoài nước đến du lịch, tham quan cũng nhiều. Dáng dấp của một thành phố tương lai đang hình thành qua việc mở rộng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, nhà ở, trường học.v.v…. Duy chỉ có một đặc trưng của phố núi bao năm vẫn giữ được, vẫn làm cho khách thập phương không thể nào quên, đó là hương vị cà phê đậm đà, nguyên thủy.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các quán cà phê ở Pleiku như “ nấm mọc sau mưa” có lẽ đây là một dịch vụ nhàn hạ và trên hết, phát huy được thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan. Café Pleiku vốn nổi tiếng không thua gì café Ban Mê Thuột.
Nhiều người từng nói với tôi, đến Gia Lai mà không đến tiệm Café Thu Hà ở 09 Nguyễn Thái Học. Thị xã Pleiku, coi như chưa thưởng thức được đầy đủ hương vị của đặc sản vùng cao. Nếu bạn đến Thu Hà vào khoảng 6 – 7 giờ sáng, có thể không có ghế ngồi – dù Thu Hà đã mở rộng hơn so với trước đây 3 – 4 lần. Thanh niên thì thích không khí nhạc hoà quyện với từng giọt café đặc sánh từ từ chảy xuống ly. Lứa tuổi trung niên hoặc lớn hơn lại thích cái êm đềm, thanh lịch cộng với sự nồng đượm, thơm ngát của café, và cho dù bạn là người khó tính, một khi bạn đến quán này, bạn cũng sẽ nhận ra sự ấm cúng, dễ chịu. Một vị khách nửa đùa nửa thật nói với tôi rằng, anh xa Pleiku, lúc trở về việc đầu tiên là ghé vào Thu Hà để nhấp nháp một ly café rồi mới về nhà. Cái “duyên” của Thu Hà không chỉ ở cách giữ khách mà còn là giữ cái chân chất của vị café khiến người ta không quên được. Điều đặc biệt hơn, Thu Hà là quán duy nhất ở vùng cao này vừa trồng vừa chế biến, bán café, tạo thành một vòng khép kín.
Anh Ngô Tấn Giác, chủ nhân Thu Hà cho biết, gia đình anh có 15 ha vườn, trong đó có 11 ha café đã thu hoạch, năm rồi thu hồi được hơn 20 tấn café nhãn và anh chị cũng làm nghề bán café được 15 năm. Qủa là một bề dày kinh nghiệm. Café chế biến của Thu Hà có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Bản thân anh Giác đã từng học ở đại học sư phạm, đại học luật (trước năm 1975), về làm vườn hơn 10 năm nay, từng được Tổng bí thư Đỗ Mười ngợi khen là “ một nông dân rất có kiến thức khoa học”.
Chia tay Pleiku, tạm biệt cái hương vị café nồng nàn, quyến rũ ở Thu Hà, tôi càng thấm thiá hơn câu nói của chủ nhân. “Bán café không phải là nghề khó, quan trọng là giữ được uy tín cho mình, cho đến đời con cái mình. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh mà”.